Việc gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên và truyền thống đang ngày càng được đề cao trong xã hội hiện nay, nhiều người bắt đầu tìm về các vật liệu thiên nhiên để mang lại sự ấm cúng và mộc mạc cho không gian sống. Chính vì thế sử dụng tre và các sản phẩm từ tre như cót tre để trang trí nhà cửa, tạo nên nét đẹp đơn sơ nhưng không kém phần sang trọng.
Bạn đã có tự hỏi cót tre là gì không? Hay cách đan tre cót được thực hiện ra sao? Trong bài viết này Vilata sẽ hướng dẫn bạn cách đan cót tre một cách đơn giản, giúp bạn dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
1. Đan cót tre là gì?
1.1. Nguyên liệu đan cót
Khi nhắc đến nguyên liệu đan cót tre, tre vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu dù rằng các vật liệu thay thế như nứa hay lồ ô cũng có thể được sử dụng. Tre thường được khai thác sau khi trồng khoảng 2-3 năm, lúc cây đạt độ cứng cáp và bền vững lên đến hàng chục năm.
Để đan cót tre, không cần phải trải qua bất kỳ quy trình xử lý phức tạp nào. Chính vì thế, giá thành của nguyên liệu tre khá phải chăng, nhưng giá trị mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Những tấm cót tre tuy đơn giản nhưng lại rất bền bỉ, sử dụng được nhiều năm nhưng vẫn giữ được tính tự nhiên của sản phẩm mang lại.
1.2. Cót tre được đan như thế nào?
Đan cót tre là quá trình đan các nan tre đã được chẻ sẵn một cách tỉ mỉ để tạo thành những tấm có kích thước khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng. Đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng và những sản phẩm đan tre cót đẹp và chất lượng thường được thấy là được thực hiện bởi những nghệ nhân có kinh nghiệm dày dặn trong nghề.
Nghề này đã xuất hiện tại Việt Nam từ bao đời nay, ban đầu chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu như làm trần, mái che, be bờ hay che mưa nắng. Qua thời gian, nghề đan tre cót không chỉ dừng lại ở việc sản xuất các vật dụng thiết yếu mà còn mang trong mình giá trị văn hóa đặc sắc, xứng đáng được gìn giữ và phát huy.
2. Một số làng nghề đan cót nổi tiếng ở Việt Nam
Nghề đan cót tre truyền thống từ những năm 50-90 của thế kỷ 20 đã đóng góp đáng kể vào việc giải quyết bài toán lao động và tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở vùng nông thôn. Những tấm cót tre không chỉ là vật liệu quan trọng trong xây dựng mà còn là nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình khó khăn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế mở cửa và nhu cầu thị trường thay đổi, nhiều hộ gia đình đã dần từ bỏ nghề đan cót để chuyển sang các ngành nghề khác.
Ngày nay, nghề đan cót tre không còn phổ biến như trước và đang dần mai một. Một số làng nghề nổi tiếng như Làng cót Vân Thị (Ninh Bình), Làng đan cót tre Thiệu Dương (Thanh Hóa), Nghề đan cót của làng Bến Hàu (Hà Tĩnh)… vẫn duy trì và phát triển nghề này.
Tuy nhiên, để nghề đan cót tre tiếp tục tồn tại và phát triển, cần có sự đổi mới về sản phẩm, tạo ra những mẫu mã độc đáo, hiện đại và phù hợp hơn với xu hướng tiêu dùng hiện nay. Việc kết hợp sản phẩm truyền thống với ý tưởng sáng tạo mới sẽ là hướng đi bền vững để bảo tồn giá trị văn hóa này trong thời đại công nghiệp hóa.
3. Cách đan cót tre phổ biến hiện nay
3.1. Đan cót tre truyền thống
Cách đan cót tre thủ công đã được duy trì và áp dụng tại các làng nghề truyền thống từ bao đời nay. Với cách đan cót tre truyền thống thì không đòi hỏi quá nhiều chi phí đầu tư cho máy móc và thiết bị hiện đại, mà chủ yếu dựa vào sự khéo léo và tỉ mỉ của chính bàn tay của người thợ.
- Bước 1: Chọn những cây tre đạt đủ tiêu chuẩn về tuổi và độ cứng.
- Bước 2: Xử lý tre bằng các phương pháp tự nhiên để gia tăng độ bền. Có thể ngâm tre dưới bùn khoảng 15-20 ngày, phơi khô gần sông, hồ, hoặc hun khói để làm tăng độ dẻo dai và chống mối mọt.
- Bước 3: Sau khi xử lý, tre sẽ được chẻ ra thành các nan mỏng đều như lá lúa. Việc chẻ nan yêu cầu kỹ năng cao. Thông thường sẽ được thực hiện bởi những nghệ nhân có tay nghề.
- Bước 4: Cuối cùng, các nan tre sẽ được đan lại với nhau để tạo thành những tấm cót chắc chắn và bền bỉ.
Với cách đan tre cót thủ công này, một nghệ nhân lành nghề có thể tạo ra từ 3-4 tấm cót mỗi ngày. Cách đan cót tre truyền thống không chỉ giữ được nét đẹp văn hóa mà còn tạo nên những sản phẩm tinh tế.
3.2. Đan cót tre bằng máy
Cách đan cót tre bằng máy là một phương pháp hiện đại, tận dụng công nghệ và máy móc để cải thiện quy trình sản xuất.
- Bước 1: Chọn những cây tre hoặc nứa già, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ cứng và kích thước.
- Bước 2: Tiến hành xử lý nguyên liệu bằng cách luộc hơi, giúp cây tre trở nên mềm mại, dẻo dai và dễ dàng thao tác trong các bước tiếp theo.
- Bước 3: Ngâm tre trong hóa chất chuyên dụng nhằm giữ màu tự nhiên, đồng thời tăng khả năng chống mối mọt và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
- Bước 4: Sử dụng máy móc chuyên dụng để chẻ các cây tre thành những nan mỏng đều như lá lúa. Công đoạn này giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao tính đồng đều của sản phẩm.
- Bước 5: Đan các nan tre lại với nhau thủ công, vì hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có máy móc hỗ trợ toàn bộ quá trình đan lát này.
Cách đan cót tre bằng máy không chỉ giúp rút ngắn thời gian sản xuất mà còn tăng năng suất đáng kể. Độ chính xác cao của từng tấm cót tạo nên giá trị thẩm mỹ lớn cho sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, việc áp dụng cách đan cót tre này đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào trang thiết bị và cơ sở hạ tầng.
Kết luận
Vilata tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm từ tre, đặc biệt là tấm cót tre chất lượng cao. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ thợ lành nghề, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm bền đẹp, thân thiện với môi trường, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng từ trang trí nội thất cho đến xây dựng.
Vilata luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ tận tâm và sự hài lòng của khách hàng. Chính vì thế, chúng tôi đã trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy cho nhiều công trình lớn nhỏ trên toàn quốc. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp từ cót tre với giá thành hợp lý và chất lượng đảm bảo, hãy liên hệ ngay với Vilata để nhận tư vấn và báo giá chi tiết.
Liên hệ với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0974.399.971 hoặc ghé thăm kho hàng tại địa chỉ: Số 40, đường Lồ Ồ, Phường Bình An, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương để được phục vụ tốt nhất.